Đối với những người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, sau khi nghỉ việc, người lao động cần chú ý đến nhiều vấn đề. Ngoài việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội, hoàn thành việc ký kết thúc hợp đồng và không còn tiếp tục làm việc, người lao động cần giải quyết các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội để không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Sau đây là một số việc người lao động cần làm với bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc.
1. Lấy lại sổ bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp
Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ các thủ tục cho người lao động. Bên cạnh đó, bên sử dụng lao động cần phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và một số những loại giấy tờ khác mà mình đã giữ lại trước đó của người lao động. Điều này đã được quy định ở trong Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật lao động 2012.
Theo đó, bên phía đơn vị sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm phối hợp với bên cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tiến hành kiểm tra và xác nhận lại toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Việc này cần phải thực hiện trong thời gian mà người lao động chuẩn bị nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Đồng thời bên phía doanh nghiệp cần phải trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động khi đã nghỉ việc.
Như vậy, nếu như theo quy định trên, việc trả lại sổ BHXH cho người lao động khi đã nghỉ việc thuộc về phía sử dụng lao động.
2. Nhận trợ cấp thất nghiệp
Khoản trợ cấp thất nghiệp chỉ áp dụng đối với những người lao động bị thất nghiệp và trong thời gian thất nghiệp đang tìm công việc mới cho mình. Đối với khoản trợ cấp thất nghiệp dành cho người lao động, không phải đối tượng nào cũng sẽ được hưởng khoản trợ cấp thất nghiệp này. Chỉ có những người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được nhận khoản này.
Người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây để nhận trợ cấp thất nghiệp: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu; Bản chính hoặc bản sao những giấy tờ chứng minh người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động; Quyết định về việc người lao động đã thôi việc hoặc bị sa thải, kỷ luật thôi việc; Thông báo hoặc những thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động; Bản xác nhận của người sử dụng lao động về những thông tin cụ thể của người lao động; Sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận bảo hiểm xã hội 1 lần sau khi nghỉ việc
3.1. Đối tượng được nhận BHXH 1 lần
Những đối tượng sau khi nghỉ việc sẽ được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần:
– Người lao động đã đủ tuổi để hưởng lương hưu nhưng lại chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
– Người lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở các cấp xã. Và người này đã có đủ 55 tuổi trở lên nhưng lại chưa có đủ 15 năm đóng BHXH.
– Người lao động ra nước ngoài để định cư.
– Người lao động đang mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng như ung thư hay bại liệt, HIV….
– Những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong khoảng thời gian 1 năm sau khi nghỉ việc hoặc những người tham gia BHXH tự nguyện 1 năm nhưng lại không tiếp tục đóng BHXH nữa khi chưa đủ 20 năm.
Tiền trợ cấp hưu trí 01 lần có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Chưa thông báo phát hành hóa đơn đã sử dụng xử lý thế nào?
3.2. Đối tượng thuộc quân đội
Một số những đối tượng khi đã xuất ngũ, thôi việc nhưng lại không có đủ điều kiện để hưởng lương hưu bao gồm:
– Các sĩ quan và quân đội chuyên nghiệp quân đội nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Những người đang làm công tác được hưởng lương như đối với quân nhân
– Những hạ sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, những chiến sĩ công an đang phục vụ nhưng có thời hạn.