Hẳn ai cũng biết cáp quang là loại cáp có tác dụng giúp người dùng truy cập vào các dịch vụ mạng cả trong nước lẫn quốc tế. Do vậy, việc lắp đặt và sử dụng cáp quang là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những sự thật về cáp quang mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng dutcapquang.org tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cá mập khá là “thích” cắn cáp quang
Tại sao lại nói như vậy? Cá mập là một trong những loài động vật săn mồi qua từ trường do con mồi phát ra. Mà khi cáp quang hoạt động lại tạo ra từ trường khiến cho cá mập dể nhầm lẫn cáp quang với con mồi của nó, dẫn đến việc cá mập tấn công cáp quang là điều đương nhiên.
Trong một số trường hợp khác, có thể do tính tò mò của nó mà những tuyến cáp quang dưới biển bị hư hại là chuyện bình thường. Vì thế, một số tuyến cáp quang đã được trang bị thêm các thiết bị “chống cá mập” để đảm bảo cá mập không cắn cáp quang.
Lắp đặt cáp quang tốn kém rất nhiều tiền bạc
Gần như toàn bộ dữ liệu quốc tế đều được truyền qua đường cáp biển. Tuy nhiên, để kết nối từ vùng này sang vùng khác sẽ cần đến hàng trăm hàng nghìn km cáp quang được đặt dưới đáy biển. Hơn nữa, cáp quang là loại cáp ngầm được đặt trên nền cát dưới đáy biển sâu và do loại tàu chuyên dụng lắp đặt sao cho khi đặt cáp xuống không mắc vào các rặng san hô hay các vật cản khác.
Để làm được điều này, các nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng trăm triệu đô. Chẳng hạn như cáp quang AAG với tổng chiều dài khoảng 20.000 km, tiêu tốn khoảng 600 triệu đô cho chi phí lắp đặt và hoạt động. Đây là một con số không hề nhỏ, chưa kể đến chi phí bảo trì, sửa chữa khi cáp quang gặp sự cố.
Tuổi thọ của cáp quang chỉ vào khoảng 25 năm
Một điều nữa mà bạn có thể chưa biết đó là về tuổi thọ của cáp quang. Cáp quang tuy là nằm yên dưới đáy biển nhưng chỉ tồn tại trong khoảng 25 năm. Đây là tuổi thọ trung bình mà người ta ước tính khi đưa cáp quang vào sử dụng. Tại sao lại như vậy?
Trong chục năm trở lại đấy, dữ liệu toàn cầu bùng nổ, đòi hỏi việc cáp quang phải được nâng cấp. Cụ thể, dung lượng truy cập theo đầu người vào năm 2013 là 5 GB và ước tính vào năm 2018 sẽ lên đến con số 14 GB. Điều này cho thấy việc truy cập dữ liệu của người dùng ngày càng lớn và chúng ta không thể cứ dùng một loại cáp với mãi loại lưu lượng như vậy được.
Cáp quang rẻ hơn và nhanh hơn so với vệ tinh
Nếu so sánh về thời điểm ra đời thì vệ tinh đến sau cáp quang, có lẽ sẽ được dự đoán là có nhiều ưu điểm hơn trong tương lại. Tuy nhiên, về khả năng kết nối và truyền dữ liệu thì vệ tinh lại hoàn toàn thua xa. Việc truyền dữ liệu qua vệ tinh sẽ mất nhiều thời gian hơn khi là truyền tải bằng cáp quang ngầm dưới biển.
Bởi cáp quang có cấu tạo là các sợi quang học, do vậy sẽ có tốc độ truyền tải rất nhanh, đạt khoảng bằng 99.7% tốc độ của ánh sáng. Mặt khác, việc lắp đặt cáp quang tuy là khá đắt nhưng nếu so với vệ tinh thì nó vẫn “rẻ” hơn rất nhiều.