Cáp quang biển là hệ thống giúp kết nối Internet giữa các nước trong khu vực hoặc trên toàn thế giới, được các quốc gia đầu tư rất lớn về tài chính. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, tình hình đứt cáp quang liên tục xảy ra. Vậy nguyên nhân đứt cáp quang bao gồm những gì? Hãy để dutcapquang.org giải đáp cho bạn nhé!
Cấu tạo của cáp quang biển
Trước hết, muốn biết tại sao cáp quang biển lại đứt, chúng ta phải biết được cấu tạo của cáp quang ra làm sao mà hay bị đứt như vậy. Nói một cách đơn giản, cáp quang biển là một hệ thống những sợi dây được bao bọc cẩn thận để nước biển không thể chui vào được, sau đó sẽ được đặt trên nền cát ở dưới biển.
Còn về nguyên tắc kĩ thuật, cáp quang sẽ được gia cố nhiều lớp hơn khi ở gần bờ và ít lớp hơn khi ở xa bờ, một phần là vì cáp quang quá dài, lên đến hàng nghìn km, nhưng cũng đồng thời để tiết kiệm chi phí.
3 nguyên nhân đứt cáp quang phổ biến
Va chạm với mỏ neo của thuyền
Khi ở gần bờ thì các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và hoạt động đánh bắt cá diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì thế mà việc va chạm giữa mỏ neo của thuyền với hệ thống cáp quang là không thể tránh khỏi. Do đó mà tuyến cáp quang gần bờ được gia cố vững chắc gồm nhiều lớp là như thế.
Cáp quang bị đứt do mắc vào mỏ neo là nguyên nhân chủ yếu, chiếm đến 70% các vụ đứt cáp quang trên biển. Quốc gia nào càng hoạt động mua bán hàng và đánh bắt gần bờ càng mạnh thì càng có khả năng đứt cáp quang cao. Bởi chỉ một hành động vô ý như quên kéo mỏ neo khi di chuyển cũng dẫn đến những sự cố không nhỏ đối với cáp quang.
Do con người cố ý phá hoại
Việc lắp đặt cáp quang dưới biển dưới biển tốn kém rất nhiều chi phí, do vậy mà cáp quang biển có giá trị rất cao. Có thể kể đến vụ trộm cáp quang biển để bán vào năm 2007. Sự việc này đã tạo ra một hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ cáp quang chưa tốt dẫn đến nạn trộm cắp. Sau đó, chính phủ của các nước đã cho ban hành lệnh cấm nhằm tránh trường hợp cáp quang lại bị mất trộm.
Do thiên tai gây ra
Có lẽ đây là nguyên nhân đáng thuyết phục nhất bởi nó khó có thể kiểm soát được bởi con người. Thiên tai đến rồi đi mà không hề có sự báo trước. Chẳng hạn như một trận động đất dưới biển hay núi lửa ngầm cũng có thể tác động rất lớn đến hệ thống cáp quang dưới biển. Cụ thể như trận sóng thần kinh khủng vào năm 2011 tại đất nước Nhật Bản đã khiến cho một nửa số cáp quang quốc tế của nước này bị hư hại nặng nề.
Trên đây là những nguyên nhân đứt cáp quang phổ biến nhất hiện nay, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình đứt cáp quang cũng như nguyên nhân của nó.