Ở hầu khắp các nước trên thế giới, việc kết nối mạng ra quốc tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến cáp quang dưới biển, trong đó có Việt Nam. Tuy gia nhập vào mạng viễn thông chưa lâu nhưng Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết lực để hòa nhập với thế giới và phát triển nền kinh tế. Để làm được điều đó, sử dụng cáp quang là điều vô cùng cần thiết.
Các tuyến cáp quang biển tại Việt Nam
Ở Việt Nam phải kể đến 3 tuyến cáp quang chính, đó là: Tuyến cáp quang AAG (Asia-America Gateway) kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với nước Mỹ, tuyến cáp TVH kết nối 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Hong Kong và cuối cùng là tuyến cáp quang SMW3 (SEA-ME-WE3) kết nối từ châu Á sang Ấn Độ, tới châu Âu.
Tuy nhiên, sự cố đứt cáp quang vẫn thường xuyên xảy ra trong quá trình vận hành và hoạt động, gặp sự cố nhiều nhất vẫn là tuyến cáp quang AAG, gây trở lại rất lớn đối với đường truyền Internet quốc tế đến Việt Nam. Có thể kể đến một vài sự cố đối với các tuyến cáp quang dưới biển như sau: tuyến cáp quang SMW3 bị đứt ở Pakistan hay bị đứt trong trận động đất vào cuối năm 2006; tuyến cáp TVH thì bị cắt trộm (khoảng 11 km) để đem bán với giá rẻ tại bãi phế liễu.
Cấu tạo của các tuyến cáp quang dưới biển
Cáp quang dưới biển là loại cáp có cấu tạo gồm nhiều sợi cáp bó thành từng bó, bên ngoài được bao bọc rất nhiều lớp bảo vệ để chống nước và chịu mặn nước biển. Trong khu vực gần bớ, đất liền, cáp quang thường được dùng là loại mỏng và khối lượng nặng còn trong khu vực xa bờ hay dưới đáy biển sâu, cáp quang được sử dụng sẽ mỏng hơn và nhẹ hơn để tiết kiệm chi phí.
Cáp quang được thiết kế và đưa vào sử dụng tạo ra cầu nối viễn thông giữa hầu khắp các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cáp quang biển lại không chịu được trong môi trường đóng băng quanh năm suốt tháng nên hiện tại vẫn chưa có bất kì hệ thống cáp quang nào được lắp đặt và sử dụng tại khu vực Nam Cực.
Cáp quang biển mỏng hơn cáp đồng, được dùng để truyền tín hiệu ánh sáng nên không bị nhiễu trong quá trình truyền và vô cùng nhanh. Do vậy mà khi dữ liệu được truyền đi thì người ngoài khó có thể đánh cắp hay nghe trộm dữ liệu. Một điểm nữa đó là cáp quang biển không bị cháy vì nó hoạt động dựa trên nguyên lý xung ánh sáng, chứ không phải dùng điện.
Dung lượng truyền tải cao giúp cho cáp quang biển có thể truyền đi một lượng dữ liệu rất lớn mà không hề bị gián đoạn nên việc đưa cáp quang vào sử dụng cho mạng viễn thông là hoàn toàn hợp lý.