Ai cũng biết, chúng ta có thể sử dụng được mạng Internet là nhờ có hệ thống cáp quang ngầm dưới biển. Và chắc hẳn có không ít người tò mò về quy trình lắp đặt cáp quang dưới biển ra sao và như thế nào. Nhưng trước hết hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của cáp quang ra sao đã.
Cấu tạo của cáp quang
Thông thường, cáp quang sẽ có cấu tạo gồm 8 lớp:
– Lớp nhựa dẻo: Đây là lớp ngoài cùng, không dẫn điện và ngăn nước và không khí vào rất tốt
– Lớp bằng cách điện: Đây là lớp thứ 2 cũng được làm từ chất cách điện và không thấm nước
– Lớp dây thép: Lớp này bao gồm các bó dây thép tạo thành một lớp chống tác động mạnh
– Lớp nhôm: Tiếp lớp dây thép đó là một lớp nhôm có tác dụng chống nước vào
– Polycarbonate
– Ống nhôm: Tuy nhiên, lớp này cũng có thể có cấu tạo là ống đồng
– Lớp sáp làm từ xăng, dầu
– Lõi cáp quang (sợi cáp)
Tuy cấu tạo của cáp quang gồm nhiều lớp như vậy nhưng tốc độ truyền tin rất lớn, đạt đến mức tearabyte/giây. Bên cạnh đó, ở một số tuyến cáp có trang bị thêm các thiết bị chống cá mập để đảm bảo tuyến cáp không bị “cắn đứt” bất chợt.
Quy trình lắp đặt cáp quang
Trước hết, cáp quang sẽ được vận chuyển bởi một loại tàu chuyên dụng. Loại tàu này có thể chở được khoảng 2.000 km đường cáp. Số cáp này sau đó sẽ được rải xuống đáy biển theo hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) để đảm bảo không mắc vào rặng san hô ngầm hay chướng ngại vật khác. Và số cáp cần thiết cho việc lắp đặt sẽ được chia ra theo ngày bởi một ngày, tàu chỉ có thể rải được khoảng 100 đến 200 km cáp.
Về quá trình diễn ra việc rải cáp, đầu tiên cáp sẽ bắt đầu được kéo từ trạm ở đầu bờ, sau đó kéo tới tàu ở ngoài biển. Tại đây, cáp từ trạm trên bờ sẽ được nối với cáp trên tàu và cuối cùng, tàu sẽ rải cáp cho tới trạm ở đầu bờ bên kia. Việc rải cáp được đánh giá là một công việc vô cùng bí mật, vì thế mà công ty lắp đặt sẽ giữ kín chuyện này nhất có thể.
Bởi lẽ, nếu việc rải cáp được công khai thì sẽ thu hút khá nhiều người đến xem, nguy hiểm hơn là tiềm ẩn những vụ cắt trộm cáp mang bán để lấy tiền. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cáp quang gặp sự cố hiện nay. Để đảm bảo khả năng sửa chữa kịp thời khi tuyến cáp quang gặp sự cố, các con tàu chuyên dụng sẽ được bố trí đỗ tại những bến cảng có đường cáp chạy qua.
Trong trường hợp phát hiện tuyến cáp quang nào xảy ra sự cố, thợ lặn hoặc tàu ngầm sẽ lặn xuống để kiểm tra về tuyến cáp đó. Sau quá trình kiểm tra, đường cáp đó sẽ được chuyển lên tàu để sửa chữa hoặc thay thế.