Khi phát hiện sai sót đối với những hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hai bên đã kê khai thuế thì việc mà bên bán và bên mua cần làm là lập hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm hoặc tăng. Điều này đã được quy định rõ tại Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa nhanh chóng, chính xác trong bài viết này chắc chắn sẽ là những thông tin cực cần thiết và hữu ích giúp kế toán kịp thời khắc phục lỗi nhập sai số lượng hàng hóa trên hóa đơn.
1. Khi nào cần viết hóa điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa?
Tại Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định rất rõ những trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, hàng hóa/dịch vụ đã được giao đi, người bán và người mua cũng đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót thì hai bên phải lập biên bản điều chỉnh tăng/giảm, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Theo đó, hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa được hiểu là các hóa đơn đã lập và giao cho người mua, 2 bên bán và mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện có sai sót về số lượng hàng hóa nên cần phải tiến hành cách viết hóa đơn điều chỉnh số lượng hàng hóa.
Cụ thể hơn, hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa sẽ được áp dụng với những hóa đơn có ghi nhận số lượng hàng hóa cao hơn với thực tế giao dịch giữa hai bên mua và bán nên cần phải điều chỉnh lại.
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không cần thiết phải lập hóa đơn điều chỉnh.
2. Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa
Để tiến hành viết hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Hai bên bán và bên mua phải lập biên bản ghi nhận rõ sai sót về số lượng hàng hóa gặp phải hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi nhận rõ sai sót này.
Bước 2: Bên bán có trách nhiệm phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo đúng quy định vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT. Đồng thời, bên mua phải kê khai vào mẫu 01-2/GTGT.
Bước 3: Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh. Khi thực hiện cách viết hóa đơn điều chỉnh, bạn cũng lưu ý một số điểm như sau:
– Chỉ ghi nhận số lượng hàng hóa cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
– Bên bán cần kê khai giảm đầu vào còn bên mua sẽ kê khai giảm đầu ra trong các hóa đơn điều chỉnh giảm.
3. Mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa
Những việc NLĐ cần làm với bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Tiền trợ cấp hưu trí 01 lần có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Cách viết hóa đơn điều chỉnh chỉ được thực hiện đúng khi bên bán và mua áp dụng điều chỉnh đúng theo mẫu hóa đơn điều chỉnh được quy định bởi pháp luật.
Cụ thể, căn cứ vào Công văn 3430/TCT-KK, khi kê khai, điều chỉnh giảm thì các đơn vị kinh doanh phải áp dụng các mẫu sau:
– Đối với bên bán, cần thực hiện cách viết hóa đơn điều chỉnh theo Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
– Với bên mua, cần thực hiện kê khai điều chỉnh giảm theo Bảng kê mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh giảm phát sinh kỳ nào thì kê khai kỳ vào kỳ đó.